Vật phẩm phong thủy được hiểu là sản phẩm được chế tác từ những hình tượng của nhân vật, sinh vật LINH THIÊNG xuất phát từ nền văn hóa tâm linh Phương Đông. Trong phong thủy, những vật phẩm này đem đến cho chủ nhân nhiều điều may mắn về tài lộc, sức khỏe và bình an.
Có thể kể đến một số vật phẩm được rất nhiều người ưa chuộng như: Tỳ Hưu, Hồ Ly, Nhện, Phật Di Lặc, Mẫu Đơn, Lu Thống, Đồng Điếu… Mỗi vật phẩm sẽ mang trong mình sức mạnh và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa, tác dụng, cũng như những điều cần kiêng cữ khi sử dụng những vật phẩm phong thủy này. Dưới đây là tất cả những thông tin cần biết về vật phẩm phong thủy, các bạn cùng theo dõi nhé!
1. TỲ HƯU
(Truyền thuyết về Tỳ Hưu)
Sự ra đời của Tỳ Hưu vẫn luôn là câu chuyện đầy bí ẩn cho đến ngày nay. Tương truyền, Tỳ Hưu là một trong chín con của Rồng, tập hợp những điểm đẹp nhất của các loài thần thú.
Theo sử sách ghi chép lại, trong cuộc chiến chống nhà Nguyên để thống nhất Trung Hoa dưới thời vua Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) gặp phải lúc ngân khố cạn kiệt, nạn đói, dịch bệnh hoành hành do chiến tranh kéo dài nhiều năm. Đúng lúc này nhà vua được báo mộng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu Rồng, có sừng, mình sư tử trông rất dữ tợn xuất hiện ngoài chánh điện đang nuốt nhanh những thỏi vàng sáng chói mang vào cung vua.

Đặc biệt ở con vật này đó là không ăn gì khác ngoài vàng bạc, châu báu và cứ ăn mãi cho dù cái bụng đã no căng như muốn sắp vỡ. Nhà vua nhận ra rằng vì con vật này không có hậu môn nên vàng bạc chẳng thể thoát nổi ra ngoài khiến vua vui mừng mà bừng tỉnh.
Ngay hôm sau, vua liền cho gọi các cao tăng vào giúp giải mã giấc mộng kỳ lạ này. Chiếu theo phong thủy, nơi con vật ấy xuất hiện thuộc cung Tài, đất ấy là đất linh. Biết thiên mệnh thuộc về mình, vua cho xây một cổng thành lớn hướng Bắc - Nam, ngay tại cung Tài ấy. Kể từ đó, ngân khố gia tăng, vua giải quyết được các vấn đề trong dân chúng, lại tuyển mộ thêm binh lính đánh đuổi nhà Nguyên, triều đại nhà Minh ngày càng hùng mạnh.
Nhận thấy sức mạnh kỳ diệu của con vật này mang lại, nhà vua đã ban lệnh cấm các hoàng tử, công chúa, quan lại trong triều đình và cả thường dân không được phép đặt tượng con vật này trong nhà. Bất cứ ai thỉnh con vật này đều mang tội “phạm thượng”, bị xử chém đầu và tru di tam tộc. Thế nhưng sự mầu nhiệm của con vật này mang lại khiến các quan lại và những người giàu có bất chấp chiếu chỉ, bí mật tạc tượng đem giấu kín trong nhà để chiêu hút tài lộc.
Sau này, khi nhà Mãn Thanh lật đổ nhà Minh, các vị Hoàng đế triều Thanh vẫn hết sức tin vào quyền năng của con linh vật này và đặt tên là Tỳ Hưu. Hầu hết các bức tượng Tỳ Hưu đều được nhà vua và quan lại giàu có tạc bằng các loại đá quý hiếm như Bạch Ngọc hay Ngọc Phỉ Thúy, vì tục truyền rằng “Đá càng quý càng linh nghiệm”.

Tỳ Hưu có dáng như thế nào mới đúng chuẩn phong thủy?
Tỳ Hưu có rất nhiều dáng tạc, có nơi tạc 1 sừng, nơi thì 2 sừng. Thực ra, dáng nào cũng được, quan trọng phải có miệng rộng, cặp mông to căng tròn như quả táo, dáng vẻ dữ dằn và đặc biệt hậu môn phải còn nguyên vẹn thì mới đúng chuẩn phong thủy.

1. Miệng rộng
Là loài vật thích ăn vàng bạc, châu báu nên miệng Tỳ Hưu phải rộng và ngẩng cao thì mới hút được nhiều tài lộc cho gia chủ.

2. Mông to căng tròn
Cặp mông Tỳ Hưu phải căng tròn nảy nở và to về phía sau. Nếu tạc bé thì sức hút tài lộc rất yếu, cũng như không đủ chỗ chứa lộc mà Tỳ Hưu đã hút được.

3. Dáng vẻ dữ dằn
Tỳ Hưu còn có tác dụng HỘ MỆNH, TRỪ TÀ nhờ vào việc chuyên đi hút tinh huyết của loài yêu ma. Vì vậy, dáng vẻ của Tỳ Hưu phải thể hiện được sự dữ dằn. Có như vậy mới giúp chủ nhân được bảo vệ trước những năng lượng xấu.

4. Hậu môn nguyên vẹn
Tức không bị khoan lỗ ở mông. Có như vậy thì mọi của cải Tỳ Hưu ăn được đều ở lại với người đeo và không bị thất thoát.
Hiện nay, sai lầm phổ biến nhất là đeo Tỳ Hưu bị khoan lỗ ở mông. Đặc biệt, vòng tay mix Tỳ Hưu thường xuyên mắc phải lỗi này. Lời khuyên cho bạn là TUYỆT ĐỐI không nên đeo vì điều này sai hoàn toàn về phong thủy, đeo sẽ thoát lộc, thất thoát tiền bạc.
Những quan niệm nào dễ gây nhầm lẫn về Tỳ Hưu?
Trên thị trường có khá nhiều quan niệm dễ gây nhầm lẫn về linh vật Tỳ Hưu , cụ thể:
1. Trẻ em không được đeo Tỳ Hưu
Rất nhiều cha mẹ không dám cho trẻ con đeo Tỳ Hưu, vì sợ linh vật dữ dằn, ảnh hưởng tới bé. Tuy nhiên, dựa trên chính trải nghiệm của bản thân cũng như những trải nghiệm của khách hàng ở Liu thì luôn thấy rõ một điều, đó là: “Tỳ Hưu cũng như các Thần Thú khác đều mang tính chất bảo vệ”.
Thực tế, với những bạn bị yếu bóng vía, yếu tâm lý thì khi đặt Tỳ Hưu dưới gối sẽ ngủ rất ngon, không mộng mị. Với những bé hay quấy khóc, đặt Tỳ Hưu dưới gối sẽ giúp bé ngủ sâu giấc và không bị giật mình. Do đó, có thể thấy Tỳ Hưu không dữ với người Tỳ Hưu bảo vệ mà chỉ dữ với những âm khí và năng lượng xấu (yêu ma, quỷ quái). Vậy nên, nếu bậc cha mẹ nào còn đang lo ngại về vấn đề này thì từ nay trở đi có thể yên tâm cho bé đeo Tỳ Hưu rồi nhé!
2. Không nên đeo Tỳ Hưu vào ngày đèn đỏ

Nhiều người truyền tai nhau rằng vì Tỳ Hưu không có hậu môn nên đeo Tỳ Hưu vào ngày đèn đỏ sẽ bị ứ huyết, dễ tắc nghẽn kinh nguyệt và không thoát được ra ngoài. Tuy nhiên, Tỳ Hưu được biết đến là linh vật CHIÊU TÀI GIỮ LỘC không ăn gì khác ngoài vàng bạc, châu báu. Vậy nên, thứ Tỳ Hưu giữ lại cho chủ nhân chỉ là LỘC mà thôi. Ngoài ra, Tỳ Hưu còn là linh thú ưa sạch sẽ, thế nên bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ trong ngày đèn đỏ là được chứ không có nghĩa là không nên đeo.
3. Phân biệt Tỳ Hưu “đực - cái”, Tỳ Hưu “một sừng - hai sừng”
Trên thị trường, có một số nơi phân biệt Tỳ Hưu “đực”, Tỳ Hưu “cái” và thường thỉnh một cặp này về để tăng thêm công dụng chiêu tài lộc cũng như nhằm trấn tà khí, ngũ hoàng đại sát. Bên cạnh đó, còn có quan điểm cho rằng Tỳ Hưu có 2 loại: Tỳ Hưu có 2 sừng ở đầu gọi là Thiên Lộc, có tác dụng chiêu tài và Tỳ Hưu có 1 sừng gọi là Tịch Tà, có tác dụng trừ tà mang lại bình yên cho gia chủ.

Tuy nhiên, theo các sách cổ ghi chép lại cũng như trong các truyền thuyết đều chỉ ra rằng loài Rồng sinh ra 9 đứa con là: Si Vẫn, Phụ Hí, Bệ Ngạn, Bí Hí, Toan Nghê, Bồ Lao, Trào Phong, Nhai Xế và Tỳ Hưu là đứa con thứ 9. Do đó, Tỳ Hưu là 1 con DUY NHẤT mà từ khi sinh ra đã có những đặc điểm như: Đầu như Kỳ Lân, có sừng oai nghi, miệng rộng, mông to căng tròn...
Sở dĩ có sự phân biệt Tỳ Hưu đực - cái hay Thiên Lộc - Tịch Tà là vì Tỳ Hưu vốn đã khoác lên nhiều vẻ đẹp tuyệt vời mà trong 9 đứa con của Rồng không con nào có được. Vậy nên tùy vào cảm hứng mà mỗi nghệ nhân sẽ tạc nên linh vật Tỳ Hưu với nhiều hình dáng khác nhau nhưng vẫn giữ được những đặc điểm chính nổi bật của Tỳ Hưu. Cũng giống như những người họa sĩ cùng vẽ một cô gái, nhưng thật khó để có được những tác phẩm giống nhau hoàn toàn.
4. Chọn màu Tỳ Hưu tùy ý

Nhiều bài viết cho rằng Tỳ Hưu màu trắng hỗ trợ về sức khỏe, màu đỏ hỗ trợ về tình duyên, màu xanh hỗ trợ về công việc .v.v. Tuy nhiên, theo như Liu đã đề cập ở trên thì Tỳ Hưu chỉ có tác dụng chiêu tài, giữ lộc, trừ tà. Còn việc có hỗ trợ về sức khỏe và tình duyên nữa hay không còn tùy vào loại đá và chất lượng của đá. Đồng thời, chất đá đó phải hợp với năng lượng cung mệnh của bản thân người đeo.
Vì vậy, khi lựa chọn Tỳ Hưu bạn không nên lựa chọn tùy ý mà cần ưu tiên những loại đá hợp với năng lượng cung mệnh để tránh bị xung khắc, làm phản tác dụng, dễ gặp xui xẻo.
Hướng dẫn sử dụng Tỳ Hưu và những điều cần kiêng cữ:
Tỳ Hưu vốn là linh vật phong thủy TÀI LỘC luôn được ưu tiên nhiều nhất. Tuy nhiên việc sử dụng linh vật này như thế nào và phải kiêng cữ điều gì khi đeo thì không phải ai cũng biết.
Cách đeo Tỳ Hưu:
Tỳ Hưu được thiết kế thành các món trang sức phong thủy như nhẫn, mặt dây chuyền, lắc tay. Trong đó, mỗi loại trang sức sẽ có cách đeo khác nhau, cụ thể:

Đối với Tỳ Hưu đeo cổ thì phần miệng nhất định phải hướng lên trên. Không đeo Tỳ hưu chúc đầu xuống dưới, vì điều này sẽ làm cản trở Tỳ Hưu phát huy năng lực, ảnh hưởng đến tài lộc của chủ nhân.

Tỳ Hưu đeo nhẫn phải quay ngang hoặc hướng miệng về phía móng tay của người đeo. Không nên hướng vào trong lòng bàn tay, vì như vậy Tỳ Hưu sẽ không chiêu được tài lộc vào.

Với các mẫu lắc tay, vòng tay Tỳ Hưu thì bạn chỉ cần lưu ý không đeo Tỳ Hưu bị khoan lỗ ở mông là được.
Tỳ Hưu là Thần Thú thiêng liêng, ưa sạch sẽ. Vì vậy, khi đeo Tỳ Hưu bạn cần kiêng cữ những vấn đề dưới đây:

Trên đây là tất cả những thông tin đầy đủ nhất về Tỳ Hưu mà Liu đã tổng hợp lại. Hi vọng với những chia sẻ của Liu sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về linh vật Tài Lộc này.
Hiện nay, đã có hơn 10.000 khách hàng ở Liu sử dụng Tỳ Hưu để kinh doanh thuận lợi, công việc thăng tiến, tài chính ổn định. Bạn có thể tham khảo thêm các mẫu được lựa chọn nhiều nhất dưới đây:
Pixiu Ruby Curve
Pixiu Gold Coin
Pixiu Amber
2. HỒ LY
(Truyền thuyết về Hồ Ly)
Nhắc đến Hồ Ly, người ta thường liên tưởng đến hình ảnh con cáo 9 đuôi khoác lên mình bộ lông trắng tinh khôi và hóa thân thành những nữ nhân vô cùng xinh đẹp.
Theo truyền thuyết, Hồ Ly là tên gọi của cáo đã tu luyện thành tinh. Trong các loài vật, cáo là loài có thể nói là thông minh nhất chỉ sau con người. Hồ Ly khi tu luyện 100 năm thì 3 cái đuôi sẽ mọc ra gọi là “Yêu Hồ”. Tu luyện đến 1000 năm thì chuyển sang loài “Lục Vĩ Ma Hồ” (6 đuôi), và khi đã đạt đến vô thượng cảnh giới sẽ thành Cửu Vĩ Thiên Hồ tức có 9 đuôi.
Khi tu luyện, Hồ Ly có thể trở thành 1 trong 2 loại: Hồ Tiên (tu luyện thành tiên và hỗ trợ các vị thần linh giúp đỡ loài người) hoặc Dã Hồ (trở thành yêu quái dùng yêu phép làm hại con người). Do tu luyện hàng ngàn năm nơi rừng núi, cách xa con người, nên dù sức mạnh nội tại rất lớn nhưng tâm hồn thì lại ngây thơ như đứa trẻ. Hồ Ly có thể trở thành “Hồ Tiên” hay “Dã Hồ” tùy thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng. Việc dùng Hồ Ly với mục đích xấu sẽ làm tăng tính Tà của Hồ Ly. Do đó, cần cẩn trọng để tránh hậu quả khôn lường.

Trong một truyền thuyết thuộc sử sách Việt Nam ghi chép lại, vào thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) cũng từng có truyền thuyết liên quan đến Hồ Ly. Tương truyền, khi còn lẩn trốn quân Minh ở Lam Sơn, nhà vua bị truy đuổi gắt gao; bỗng lúc đó ông vô tình thấy một cô gái mặc váy trắng trôi dạt trên sông, lúc đó ông đã lệnh cho binh lính chôn cất cô gái tử tế và tiếp tục tìm đường ẩn nấp. Đến khi suýt bị quân Minh tìm ra, thì có một con cáo trắng chạy từ đâu ra làm quân Minh đổi hướng. Lúc đó, vua Lê Thái Tổ cho rằng đó là cô gái đã cứu mình, về sau ông phong cô gái làm “Thần hộ quốc” và cho làm một bức tượng hình một cô gái có nửa thân là cáo chín đuôi và dân gian thường gọi đó là Hồ Ly Phu Nhân.

Hồ Ly có dáng như thế nào mới đúng chuẩn phong thủy?
Hồ Ly có rất nhiều dáng, lúc thì được tạc đuôi dài, lúc thì được tạc dáng cuộn tròn, lúc thì đuôi xoè, lúc lại đuôi cụp. Thực ra, dáng nào cũng được, quan trọng nhất là phải đủ 9 đuôi, mắt sắc, mũi nhọn, toát lên vẻ đẹp sắc sảo, tinh tế.

Những quan niệm nào dễ gây nhầm lẫn về Hồ Ly?
Hồ Ly là linh vật phong thủy được ưa chuộng nhất về tình duyên. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều câu chuyện cũng như quan niệm dễ gây nhầm lẫn xoay quanh linh vật này.
1. Hồ Ly là con giáp thứ 13
Hiện nay, vẫn có nhiều quan niệm cho rằng Hồ Ly là con giáp thứ 13, không phải linh thú tốt cho tình duyên. Quan niệm này có thể xuất phát từ những hình tượng xấu của Hồ Ly trong quá khứ. Điển hình là truyền thuyết về “Hồ Ly hóa thân thành Đát Kỷ” mê hoặc vua Trụ, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thương sau này.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, sự thật ít ai biết rằng vì vua Trụ từng đắc tội với Thần Nữ Oa nên chính Nữ Oa là người đã lệnh cho Hồ Ly nhập vào thân xác Đát Kỷ; mượn hình hài xinh đẹp tuyệt mỹ của nàng để mê hoặc, trừng phạt Trụ Vương, khiến ông chìm đắm vào tửu sắc, ăn chơi trụy lạc, bỏ bê triều chính, khiến cơ đồ sụp đổ. Như vậy, Hồ Ly nhập vào nàng Đát Kỷ năm đó chỉ là tuân theo lệnh của bề trên chứ không phải hành động theo chủ đích của bản thân.
Bên cạnh đó, trong sách sử Sơn Hải Kinh của Trung Hoa có ghi chép lại thì vào thời Tiên Tần, Hồ Ly được xem là biểu tượng của điềm lành, có Hồ Ly là thiên hạ thái bình thịnh trị, nhân dân ấm no.
Trong một sách sử khác có tên Triều Dã Thiêm Tái thì vào thời đầu nhà Đường, Hồ Ly lại được xem là loài thú linh thiêng, giúp thôn xóm được bình yên, linh thú này chuyên giúp đỡ dân lành, dùng phép thuật tu luyện để đánh đuổi yêu ma và đã có ghi nhận về tục thờ Hồ Ly để của dân chúng ở đây.

Tượng Hồ Ly ở đền Takayama - Nhật Bản (Nguồn: Internet)
Hồ Ly còn được gắn với hình ảnh của Thần Inari - vị Thần của sự thịnh vượng, là một trong số 18 vị thần chính trong Thần Đạo của Nhật Bản. Theo truyền thuyết, thì Inari là vị Thần của loài Cáo. Khi hiện thân để giúp đỡ dân lành, đi kèm bên cạnh Thần thường là một con Hồ Ly màu trắng. Có lẽ vì lý do này mà ở tất cả các đền thờ Thần Inari ở Nhật Bản đều có tượng của Hồ Ly cột khăn đỏ đứng canh gác, bảo vệ.