Ngày nay, việc đeo trang sức phong phuỷ đã trở nên khá phổ biến và quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được “bí mật” thật sự đằng sau mỗi vị trí đeo và ý nghĩa của nó.
Hiện nay, có 7 vị trí đeo trang sức phổ biến như:
- Bông/hoa tai
- Vòng cổ/dây chuyền
- Nhẫn
- Lắc tay/vòng tay
- Lắc chân
- Khuyên mũi
- Khuyên môi
Hãy cùng Liu khám phá những vị trí này có tác dụng gì? Vị trí nào NÊN hay KHÔNG NÊN đeo nhé!
Những vị trí NÊN đeo
1. Bông tai – Chặn lời “thì thầm” của ma quỷ
Trong các quyển Kinh Thánh vào thời Ai Cập cổ đại đã từng nhắc đến rất nhiều về sự tồn tại của những chiếc bông tai vì nó mở ra những câu chuyện huyền thoại về “linh hồn ma quỷ”.
Những người Ai Cập cổ đại cho rằng ma quỷ thường xâm nhập và “thì thầm” vào lỗ hổng ở vành tai để điều khiển ý thức và hành động của con người. Chúng trú ngụ ở lỗ hổng đó, chờ lúc con người không còn làm chủ được ý thức thì sẽ cướp đi linh hồn và chiếm giữ thể xác.
Vì vậy, người Ai Cập đã phát minh ra những chiếc bông tai và cho rằng nó có sức mạnh siêu nhiên để thoát khỏi sự xâm nhập và điều khiển của ma quỷ.
Bông tai bạc thời Ba Tư Cổ đại 550 – 330 TCN (Nguồn: Internet)
Đó cũng là lí do vì sao mà những binh sĩ Ai Cập, La Mã, Ba Tư xưa kia mỗi khi ra trận đều phải mang bông tai bên mình để không bị các thế lực ma quỷ lại gần xui khiến, làm xuống tinh thần chiến đấu.
Hay những thuỷ thủ thường xuyên lênh đênh trên biển có thể an toàn trở về nhà sau mỗi chuyến hành trình mỗi khi đi qua những “vùng biển tử thần”. Không bị trở thành kẻ “thế thân” cho những linh hồn ma quỷ từng bị bỏ lại ở sâu thẳm đại dương.
Ngũ Quan (Nguồn: Internet)
Ngày nay, trong phong thuỷ và nhân tướng học, đôi tai là một trong năm “Ngũ Quan” (Mắt, Lông Mày, Tai, Mũi, Miệng) và có ảnh hưởng trực tiếp đến vận TÀI LỘC của mỗi người.
Vì vậy, nếu bạn có đang tìm kiếm cho mình những đôi bông tai vừa hỗ trợ “kích hoạt tài lộc”, lại vừa khiến các “năng lượng xấu” không dám lại gần thì có thể đeo những đôi bông tai đính các linh vật phong thuỷ như: Tỳ Hưu, Thiềm Thừ,…
2. Dây chuyền – Cánh cổng mở “Luân Xa Tim”
7 Luân xa trên cơ thể (Nguồn: Internet)
Người Ấn Độ cổ cho rằng vòng cổ là một vòng tròn khép kín, có mối quan hệ chặt chẽ với ma thuật. Chúng đại diện cho sức mạnh của thế giới tâm linh huyền bí và những sức mạnh vô hình có thể kết nối với năng lượng vũ trụ.
Cụ thể hơn vòng cổ là cánh cổng có thể mở “Luân Xa Tim” – một trong những “Thất Đại Luân Xa” ẩn trong cơ thể con người.
Theo y học cổ xưa của Ấn Độ, LUÂN XA là BÁNH XE NĂNG LƯỢNG di chuyển trên khắp cơ thể. Được xem là các “điểm chứa năng lượng sống”, có chức năng xoay tròn để thu hút các “nguồn năng lượng sống từ vũ trụ” theo chiều xoáy hình PHỄU. Người ta đã biết tới LUÂN XA qua hàng ngàn năm nay, nó luôn tồn tại trong cơ thể con người.
Luân Xa Tim được đại diện bởi một bông hoa sen 12 cánh (Nguồn: Internet)
Trong đó, Luân Xa Tim (Anahata) nằm ở kênh trung tâm của cột sống gần Tim, được hình tượng hoá bằng một “bông hoa sen màu xanh lục với mười hai cánh”. Chức năng của chúng là chi phối khả năng tiếp nhận tình yêu thương và lòng trắc ẩn của con người.
Khi cánh cửa Luân Xa Tim được mở ra, con người có thiên hướng giàu lòng trắc ẩn, biết chia sẻ, lan toả yêu thương. Chúng nhắc nhở bản thân mỗi người cần biết tự điều tiết cảm xúc, biết tha thứ, biết nhìn nhận sự thật, không né tránh cũng như có thể dung hoà các mối quan hệ trong cuộc sống.
Nếu Luân Xa này chưa được “kích hoạt” hoặc chưa “KHAI MỞ” thì bản thân mỗi người khó kiềm chế được bản thân, trở nên kém thân thiện. Đồng thời khó có thể mà tiếp cận được đến các cấp độ cao hơn của các Luân xa còn lại, tức sẽ bị “hạn chế” về khả năng giao tiếp, trí tuệ và tầm nhìn.
Chính nhờ vào những phát hiện y học về Luân Xa, người Ấn Độ cổ đã ứng dụng chúng vào việc thiền định, Yoga hoặc sử dụng đá quý để kích hoạt Luân Xa và nâng cao sức khoẻ.
Ngày nay, một số loại đá tự nhiên thường được ưu tiên đính ở vòng cổ, dây chuyền có khả năng kích hoạt Luân Xa Tim có thể kể đến như: Cẩm Thạch, Ngọc Lục Bảo (Emerald), Peridot, Thạch Anh Dâu Xanh, …
3. Nhẫn – Kích hoạt trụ tài lộc, công danh
Trước đây, người Ai Cập xem chiếc nhẫn là biểu tượng của sự vĩnh hằng, một vòng tròn không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc. Chúng tượng trưng cho sự hoàn hảo, tự do, hạnh phúc của con người. Trên chiếc nhẫn thường được chạm khắc hình ảnh hoạt động, làm việc tường ngày cũng như những kiểu chữ, ký hiệu riêng của người Hy Lạp và La Mã.
Nhẫn Henig II vào thời La Mã (Nguồn: Internet)
Ngày nay, nhẫn là món trang sức được sử dụng phổ biến với nhiều thể loại nhẫn khác nhau như nhẫn cưới, nhẫn cầu hôn, nhẫn đôi, nhẫn phong thuỷ gắn linh vật,… Với từng vị trí sẽ có những ý nghĩa, thông điệp riêng. Cụ thể:
Đeo nhẫn ở ngón cái
Việc đeo nhẫn ở ngón cái thể hiện cho sự quyền lực, địa vị cao trong xã hội của những người đứng đầu. Đó cũng là lí do mà các vị vua chúa, giới quý tộc ngày xưa hay đeo nhẫn ở ngón cái để khẳng định quyền uy của mình.
Trong phong thủy, ngón cái đại diện cho sức khỏe và vị trí lãnh đạo làm việc ở những vị trí cao như trưởng phòng, giám đốc, chủ tịch,...Những bạn đeo nhẫn ở ngón này rất độc lập trong công việc, biết chiêu dụ nhân tài, có tầm nhìn xa trông rộng, biết suy xét mọi vấn đề và nắm bắt được các cơ hội làm ăn, kinh doanh.
Đeo nhẫn ở ngón trỏ
Ngón trỏ là vị trí đại diện cho học vấn và sự nghiệp của mỗi người, những người đeo ngón trỏ có ý chí và tham vọng rất lớn, không bao giờ muốn dậm chân tại một chỗ, muốn phát triển bản thân mọi lúc mọi nơi.
Theo quan niệm phong thủy, nếu bạn đeo nhẫn ở ngón trỏ khi đi thi cử, đi phỏng vấn, xin việc làm, ký kết các hợp đồng làm ăn, ... Thì may mắn sẽ đến, mọi việc đều thành công và có kết quả như mong đợi.
Ngoài ra, nếu vô tình bắt gặp một cô gái nào đó đang đeo nhẫn ở ngón trỏ thì điều đó nói lên rằng cô ấy rất bản lĩnh, cá tính và đang bật đèn xanh cho đối phương biết được rằng cô ấy đang nghiêm túc sẵn sàng cho một mối quan hệ.
Đeo nhẫn ở ngón giữa
Ngón giữa nằm ở trung tâm của bàn tay, đại diện cho sự trách nhiệm trong gia đình, với bạn bè và công việc. Những người đeo nhẫn ngón giữa thường rất đáng tin cậy, luôn giữ lời hứa, biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh.
Trong phong thủy, đeo nhẫn ngón giữa thể hiện cho sự sum họp đông đủ, người đeo nhẫn ngón giữa thường là trụ cột của gia đình, của một team, một nhóm. Là người đóng vai trò như một sợi dây liên kết vô hình với các thành viên lại với nhau.
Đeo nhẫn ngón áp út
Ngón út là ngón đại diện cho hạnh phúc hôn nhân, kết thúc viên mãn của những cặp đôi yêu nhau. Nếu bạn bắt gặp những ai đeo nhẫn ngón này thì chứng tỏ rằng họ là hoa đã có chủ, là người đã kết hôn và có gia đình.
Bên cạnh đó trong phong thủy thì ngón áp úp nằm ở trụ chiêu tài, đại diện cho tài lộc, tiền bạc của người đeo. Vì vậy ngoài ý nghĩa thể hiện cho tình yêu chung thủy, sự gắn kết ngọt ngào lãng mạn của các cặp đôi thì việc đeo nhẫn ngón áp úp còn đem đến cho chủ nhân may mắn trong tài chính, công việc, kinh doanh làm ăn có lời.
Tuy nhiên, nếu những bạn còn độc thân mà đeo ngón áp úp để chiêu tài thì lưu ý, bạn rất dễ đánh mất cơ hội kết duyên với người mình yêu thương, vì vậy nếu còn cô đơn thì bạn nên cân nhắc kĩ khi đeo ngón áp úp nhé.
Đeo nhẫn ở ngón út
Ngón út là đại diện cho những bạn tôn thờ chủ nghĩa độc thân, những bạn đeo nhẫn ở ngón này thường rất thông minh, năng động, sáng tạo, thích đi đây đi đó để khám phá tìm tòi. Ở họ luôn tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, vì vậy nếu ở gần họ bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.
Tuy nhiên, những bạn đeo nhẫn ngón út rất độc lập trong suy nghĩ, trắng đen rõ ràng, họ không thích bị ràng buộc. Vì vậy, trong công việc, nếu cảm thấy bất đồng quan điểm với cấp trên và không có tiếng nói chung, họ sẽ sẵn sàng rời bỏ công việc đó.
Trong phong thủy, ngón út đại diện cho quý nhân, nếu bạn đeo nhẫn ở ngón út thì trong công việc và cuộc sống, bạn sẽ được rất nhiều người giúp đỡ, trong một số trường hợp, chính bạn cũng sẽ trở thành quý nhân hỗ trợ, giúp đỡ cho nhiều người khác.
4. Vòng tay – Có phải tay nào đeo cũng được?
Ngày nay, có một số quan niệm cho rằng đeo vòng tay ở TAY TRÁI sẽ đem lại nhiều may mắn, cơ hội tiền tài trong công việc, cuộc sống. Còn trong trường hợp phải đến những địa điểm vốn ẩn chứa nhiều năng lượng không tốt như đi tảo mộ, đám tang, bệnh viện thì mới nên đeo vòng ở TAY PHẢI.
Sự thật thì đeo vòng ở tay nào cũng được miễn mình thích là được. Ngoài ra, TAY PHẢI thường là “tay thuận”, vì vậy để tạo sự thuận tiện cũng như giảm thiểu sự va chạm, trầy xướt trang sức thì vẫn khuyến khích việc đeo vòng ở TAY TRÁI.
Tuy nhiên, với những ai đeo vòng tay phong thuỷ dạng chuỗi hạt thì cần đặc biệt lưu ý khi chọn số hạt.
Số hạt để kết thành vòng tay thường được chọn là những số chia hết cho 4 dư 1 như: 13, 17, 21, 25... là tốt nhất, bởi những số này thuộc cung SINH theo quy luật luân hồi Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
Chữ SINH đại diện cho sự khởi đầu thuận lợi, mang đến những điều may mắn. Người mang vòng tay thuộc chữ SINH sẽ luôn cảm thấy trong người có năng lượng dồi dào, luôn tin vào chính mình có thể thực hiện được bất cứ điều gì trong cuộc sống.
Trong trường hợp số hạt rơi vào chữ Lão cũng rất tốt, vì chúng mang ý nghĩa “Bách niên giai lão”, mang đến sự may mắn về sức khỏe.
Trong phong thuỷ, các loại hạt gỗ, đá tự nhiên thường được ưu tiên mix vòng phổ biến tốt cho sức khoẻ và mang lại may mắn có thể kể đến như hạt Bồ Đề, đá Cẩm Thạch, Tourmaline, Hổ Phách,…
Vòng hạt gỗ Bồ Đề Liên Hoa
5. Lắc chân – Đánh dấu chủ quyền của chàng
Ở Ấn Độ, việc các cô gái đeo lắc chân ở Chân PHẢI được hiểu rằng cô ấy đã có chủ và đang trong một mối quan hệ nghiêm túc.

Còn với những cô gái đeo lắc chân ở chân TRÁI được hiểu rằng cô ấy đang độc thân và sẵn sàng cho một mối quan hệ “mở”.
Ngày nay, nhiều người quan niệm rằng khi người con trai tặng người con gái mình yêu chiếc lắc chân đồng nghĩa với việc muốn trói buộc đôi chân của cô ấy lại. Nghĩa là muốn tuyên bố với cả thế giới rằng cô ấy là người đã có chủ và các chàng trai khác không còn cơ hội tiếp cận nàng ấy nữa. Vậy nên nếu chàng tặng lắc chân mà nàng chịu đeo thì các chàng cũng đủ hiểu tâm ý của nàng rồi nhé!
Bên cạnh đó, nếu bạn chọn đeo lắc chân phong thuỷ thì chỉ nên đeo lắc được mix với các loại charm bạc, đá tự nhiên hợp năng lượng của bản mệnh. Đá tự nhiên vốn mang năng lượng và được hình thành hàng trăm triệu năm dưới lớp vỏ Trái Đất. Việc mang lắc đá ở cổ chân sẽ giúp viên đá của bạn ở gần hơn với nơi nó sinh ra, từ đó có thể kết nối được với năng lượng bền vững của “Đất Mẹ” để tiếp thêm sức mạnh, giúp tăng khả năng tiếp nhận sinh khí và bảo vệ cơ thể bạn được khoẻ mạnh, dẻo dai hơn.
Và đặc biệt lưu ý đó là cần tránh đeo các linh vật phong thuỷ ở lắc chân như: Tỳ Hưu, Thiềm Thừ, Long Quy,…Vì đây đều những linh thú linh thiêng, chỉ phù hợp đeo ở những vị trí như nhẫn, dây chuyền, bông tai.
Những vị trí ảnh hưởng đến vận tài lộc
1. Khuyên mũi
Tập tục xỏ khuyên mũi rất phổ biến ở Ấn Độ. Ở các nước ở Trung Đông, Châu Phi và Ấn Độ, việc tặng cô dâu chiếc khuyên mũi trong ngày cưới được xem là tập tục bắt buộc. Những cô gái đeo khuyên mũi được hiểu rằng cô ấy đã kết hôn và có gia đình.
Cô dâu Ấn Độ đeo khuyên mũi trong ngày cưới (nguồn: Internet)
Tuy nhiên, xét về yếu tố phong thuỷ vì việc đeo khuyên mũi lại có thể làm ảnh hưởng đến con đường TIỀN TÀI.
Bởi trong nhân tướng học, mũi được xem là “cánh cửa tài lộc” của mỗi người. Việc xỏ lỗ mũi có thể tạo ra lỗ hổng khiến tiền bạc chảy hết ra ngoài, làm bao nhiêu hết bấy nhiêu, không có của để dành.
2. Khuyên môi
Trong thời kỳ tiền Columbus, người dân Nam Mỹ có tập tục làm xỏ khuyên làm dài môi bằng cách đặt những chiếc “đĩa môi” hay còn được gọi là “pelele” vào môi dưới.
(Nguồn: Internet)
Đây cũng là hình thức làm đẹp của những người phụ nữ Makololo ở Nam Phi. Đồng thời việc đặt đĩa môi chính là một nghi thức hứa hôn mà người chồng sẽ dành cho người vợ ở đây vào 6 tháng trước khi cưới; với chiếc “pelele” càng lớn thì của hồi môn càng nhiều.
Nguồn: internet
Ngày nay, việc xỏ khuyên môi đã trở thành một hình thức làm đẹp khá phổ biến trong việc thể hiện “tuyên ngôn cá tính của giới trẻ”.
Tuy nhiên trong phong thuỷ, miệng là một trong năm “Ngũ Quan” đại diện cho “Xuất nạp quan” - quyết định khả năng diễn đạt của bản thân. Việc xỏ khuyên môi ở đây có thể phạm phong thuỷ, làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, trình bày vấn đề trong công việc.
Ngoài ra, việc xỏ khuyên môi có thể gây bất tiện trong việc ăn uống, cũng như khi đi phỏng vấn, gặp gỡ khách hàng, …
Bên cạnh việc đeo trang sức để làm đẹp ra thì hiểu và biết được ý nghĩa thật sự của từng vị trí đeo sẽ giúp bạn có thể kết hợp yếu tố phong thuỷ nhằm hỗ trợ cho vận tài lộc, sức khoẻ và bình an của bản thân. Nếu bạn đang băn khoăn trong việc tìm kiếm cho mình một món trang sức phong thuỷ phù hợp, cũng như chưa biết nên đeo ở vị trí nào thì có thể Inbox trực tiếp cho Liu để được giúp đỡ nhé!