• icon_home
  • double_right
  • Chia sẻ
05/01/2021 51,443

Mâm cúng Thần Tài có gì? Vị trí cúng Thần Tài chiêu nhiều tài lộc

Vào ngày Thần Tài, mọi người thường cúng vía Thần Tài để được ngài phù hộ về đường tài lộc và cầu xin năm mới sung túc, làm ăn gặp nhiều thuận lợi.
 

Vậy cúng vía Thần Tài như thế nào cho đúng? Mâm cúng Thần Tài gồm những gì? Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài ở đâu? Nên cúng Thần Tài vào giờ nào, hướng nào? Để biết được câu trả lời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé của Liu nhé!

 

1. Cần lưu ý gì khi lau dọn và sắp xếp bàn thờ Thần Tài?

 

lau dọn bàn thờ thần tài 
Cần lau dọn bàn thờ Thần Tài trước khi cúng

 

Thần Tài là một trong những vị thần dân gian được người dân thờ cúng với mong muốn sung túc vào nhà, phú quý vinh hoa. Đây là vị thần rất linh thiêng và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến đường tiền tài, làm ăn của gia chủ. Vì vậy, mọi người cần phải hết sức lưu ý trong việc dọn dẹp và sắp xếp bàn thờ Thần Tài. 

 

  • Vệ sinh bằng khăn sạch: Những đồ dùng vệ sinh cho bàn Thờ Thần Tài nên được dùng riêng, tránh dùng chung với khăn lau bàn, ghế, tủ trong nhà. Nên lau dọn tàn hương, bụi, mạng nhện xung quanh bàn thờ bằng khăn khô trước, sau đó mới lau lại bằng khăn ướt. 

 

  • Tránh xê dịch bát nhang hoặc lư hương: Ở một số nơi, người ta thường mời thầy phong thuỷ về xem vị trí đặt bát nhang phù hợp để tốt cho công việc làm ăn. Vì vậy, khi vệ sinh bát nhang bạn nên dùng tay gạt hết tàn nhang một cách nhẹ nhàng để tránh bát nhang bị xê dịch nhiều lần làm “hao tài” của gia chủ.

 

  • Đặt bình hoa và đĩa trái cây theo nguyên lý “Đông Bình - Tây Quả”: Các cụ xưa thường nói “Đông Bình - Tây Quả” để nói về cách bày trí bàn thờ sao cho đúng. Câu này được hiểu rằng theo quy luật tự nhiên thì Mặt Trời mọc đằng Đông và lặn đằng Tây, một cái cây phải ra hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, nếu gia chủ có đặt theo nguyên lý này thì bình hoa sẽ nằm ở bên trái (hướng Đông) và đĩa trái cây bên tay phải (hướng Tây).

 

2. Cần đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí nào để gia tăng tài lộc? 

 

Đa số người dân thường thờ chung Thần Tài với Thổ Địa. Khác với những bàn thờ Phật và các vị thần thánh phải đặt cao hơn tầm mắt, ở những nơi trang nghiêm. Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa lại thường được đặt ở dưới đất và hướng mặt ra cửa chính của mỗi gia đình hoặc cửa hàng. 

 

bàn thờ thần tài 
Bàn thờ Thần Tài (Ảnh: Internet)


Trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa thì bên trái là sẽ ông Thần Tài, bên phải là ông Thổ Địa theo hướng từ ngoài nhìn vào. Ngoài ra, sẽ có thêm một hũ muối, một hũ gạo và một hũ nước sạch, thường thì ba hũ này chỉ cần đến cuối năm mới phải thay. 

 

Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa nên đặt ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên. Nếu căn phòng đó không đủ ánh sáng thì gia chủ có thể thắp thêm đèn để đón nhận được nhiều sinh khí tài lộc. Cần tránh đặt bàn thờ ở gần nơi ô uế như nhà vệ sinh, thùng rác. 


 

24 sơn trong phong thuỷ 
24 sơn trong phong thuỷ (Ảnh: Internet)

 

Đặc biệt, cần đặt bàn thờ cúng Thần Tài ở vị trí hợp với mệnh của gia chủ để thuận lợi cho việc làm ăn, phát triển công danh sự nghiệp. Hai vị trí tốt nhất thường áp dụng để đặt bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa đó là vị trí ở Sao Lộc Tồn và Sao Quý Nhân
 

  • Sao Lộc Tồn: Đây là một sao đại cát, khi xây nhà hoặc đặt bàn thờ thường sẽ đặt vào “vị trí” thuộc sao này. “Lộc” nghĩa là tài lộc, của cải; còn “Tồnchỉ sự dư dả, sung túc. Năng lượng may mắn của Lộc Tồn sẽ mang đến cuộc sống thịnh vượng nhiều tiền tài cho gia chủ. Đồng thời giúp tài sản đó được duy trì, không bị thất thoát. 
     

  • Sao Quý Nhân: Nếu đặt bàn thờ ở vị trí sao Quý Nhân thì gia chủ sẽ may mắn có quý nhân giúp đỡ, đó là những người mang lại cơ hội về tiền tài. Quý nhân xuất hiện ở cung này có thể là đối tác làm ăn, khách hàng, nhà đầu tư hoặc người mách nước chỉ đường, định hướng kinh doanh giúp bạn tăng doanh thu lợi nhuận. 

 

Nếu bàn thờ Thần Tài được đặt ở hai vị trí sao này thì sự nghiệp, công việc làm ăn của gia chủ có cơ hội “phất lên như diều gặp gió”. 

 

Tuy nhiên, vị trí của Sao Lộc Tồn và Sao Quý Nhân ở mỗi căn nhà, cửa hàng sẽ khác nhau. Để biết được chính xác vị trí của hai sao này trong nhà thì gia chủ nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia phong thuỷ hoặc inbox trực tiếp cho LIU để đặt lịch tư vấn.

 

Bên cạnh việc xem vị trí sao, Liu còn hỗ trợ xem hướng cúng và giờ cúng tốt trong ngày Thần Tài để gia chủ có thể kích hoạt được nhiều tài lộc trong năm mới Tân Sửu 2021 này. 

 

3. Mâm cúng Thần Tài cần có gì? 

 

Thông thường ở mâm cúng vía Thần Tài sẽ có những lễ vật như:

 

  • Hoa tươi
  • Trái cây tươi
  • Nến (đèn cầy)
  • Ba cốc nước
  • Ba cốc rượu
  • Gạo tẻ
  • Trái cây 
  • Hương (nhang)
  • Muối hạt sạch

 

Đặc biệt, trong mâm cúng Thần Tài không thể thiếu “Bộ Tam Sên” gồm một miếng thịt heo luộc (có cả mỡ, nạc, da), 1 quả trứng luộc và 3 con tôm. Dân gian còn truyền tai nhau rằng Thần Tài thích ăn thịt quay nên một số nơi thay vì cúng thịt heo luộc thì họ sẽ dùng thịt heo quay. 

 

bộ tam sên


Bộ Tam Sên trong mâm cúng ngày vía Thần Tài

 

Theo lời giải thích của dân gian, Bộ Tam Sên là đại diện cho 3 loài vật tượng trưng cho 3 yếu tố là “Thổ - Thuỷ - Thiên”. Trong đó:

 

  • Thịt heo đại diện cho Thổ - loài vật sống trên cạn

  • Tôm đại diện cho Thuỷ sống dưới nước

  • Trứng gà hoặc trứng vịt đại diện cho Thiên - loài có lông vũ bay trên trời và để biểu trưng cho tính phồn thực. 

 

Bộ Tam Sên là sự giao hoà, kết hợp đầy đủ các yếu tố của đất trời. Vì vậy, việc cúng Bộ Tam Sên trong ngày Thần Tài không những để thể hiện lòng thành kính của gia chủ với Thần Tài mà còn để cảm ơn  các vị thần, Thổ Địa. Đồng thời để cầu mong có một năm mưa thuận, gió hoà, không có biến cố xảy ra. 

 

Ngoài ra, tuỳ vào văn hoá, phong tục mỗi vùng miền mà mâm cúng sẽ có phần khác nhau. 

 

Chẳng hạn như ở Huế thì là người dân sẽ cúng thêm bánh hỏi, dồi trường, lưỡi heo. Một số nơi hạn chế dùng tiền giấy, vàng mã và thay vào đó họ thường đặt một ít tờ tiền polymer mệnh giá 100, 200, 500 trên bàn thờ Thần Tài.

 

tiền

Tiền Polymer mệnh giá 100, 200, 500 cũng thường được đặt trên bàn thờ Thần Tài

 

Còn ở miền Nam, người dân ở đây sẽ chuẩn bị thêm cá lóc nướng ở bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa. Con cá lóc này phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt đuôi, không cắt vi và đem đi nướng trui. 

 

cá lóc nướng trui 
Cá lóc nướng trui (Ảnh: Internet)

 

Ý nghĩa của việc cúng cá lóc nguyên trạng thái như vậy là để con cháu tưởng nhớ về thời đầu khai hoang, lúc ông cha ta thiếu thốn, khó khăn mà không nề hà chuyện ăn cá có vảy, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và sinh tồn. Đồng thời đây cũng được xem là lời nhắc thế hệ về sau cần gìn giữ những nét văn hoá nguyên sơ, giản dị tốt đẹp. 

 

4. Cần đặt những vật phẩm phong thuỷ nào trên bàn thờ Thần Tài để chiêu tài lộc? 

 

Theo quan niệm dân gian, vào ngày Thần Tài ngoài chuẩn bị lễ vật cúng ra thì việc đặt đặt linh vật phong thuỷ lên bàn thờ Thần Tài là một trong những điều cần phải làm để “xin lộc” và “lấy hên”. 

 

bàn thờ thần tài thổ địa 
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa (Nguồn: Internet)

 

Một trong những linh vật phong thuỷ giúp chiêu tài, hoá giải vận xấu cần phải có trong ngày Thần Tài này đó là: 

 

  • Thiềm Thừ
  • Long Quy
  • Tỳ Hưu

 

Thiềm Thừ
 

Trong truyền thuyết, Thiềm Thừ hay còn được gọi là Cóc ba chân ngậm tiền. Chỉ cần linh thú này đi đến đâu thì nơi đó bỗng chốc trở nên hưng thịnh, nhà nào được Thiềm Thừ “nhả tiền” thì nhà đó trở nên giàu sang phú quý. Vì vậy, linh vật này được xem là “pháp bảo chiêu tài” luôn luôn có và phải được đặt bên trái bàn thờ Thần Tài.


thiềm thừ 
Thiềm Thừ được xem là được xem là “pháp bảo chiêu tài


Khi đặt Thiềm Thừ ở bàn thờ, gia chủ nên để hướng mặt vào trong nhà để linh vật đem tài lộc vào nhà. Tránh xoay mặt hướng ra cửa, vì như vậy Thiềm Thừ sẽ ngậm tiền nhảy ra ngoài. 

 

Long Quy
 

Khác với Thiềm Thừ khi đặt trên bàn thờ Thần Tài phải hướng mặt vào trong thì Long Quy thường được đặt bên phải và hướng mặt ra ngoài. 

 

long quy 
Long Quy là linh vật giúp chủ nhân tránh được “hạn nặng” trong năm liên quan đến việc phải chi số tiền lớn

 

Với khả năng “trấn trạch”, “hóa giải tam sát”, Long Quy giúp bảo vệ tài sản của gia chủ được ổn định, không bị thất thoát và tránh được các “hạn nặng” trong năm liên quan đến việc phải chi số tiền lớn. 

 

Trong năm mới, nếu gia chủ đang có ý định đầu tư làm ăn lớn như đầu tư chứng khoán, bất động sản, góp vốn thì nên đeo Long Quy bên người để giúp dòng tiền được lưu chuyển sinh lời đồng thời giúp đường công danh sự nghiệp được phát triển theo chiều hướng đi lên.

 

Tỳ Hưu

 

Giống như Thiềm Thừ và Long Quy, Tỳ Hưu thường được ưu tiên đặt trên bàn thờ Thần Tài để tiếp thêm linh khí cho căn nhà, cửa hàng. 

 

tỳ hưu
Tỳ Hưu là linh vật có khả năng thu hút tài lộc và tránh thất thoát tiền bạc

 

Qua năm mới, ai cũng mong có một năm sung túc, ăn nên làm ra. Với những người thương nhân, kinh doanh thì việc cầu buôn may bán đắt, khách ngày một tăng là điều ai cũng hướng đến. 

 

Với khả năng “hút lộc” của mình, Tỳ Hưu sẽ giúp gia chủ “tăng tiền trong ví”, “tiền đầy két sắt” và giúp cho khoản tiền đó được ở lại lâu dài với gia chủ mà không bị thất thoát. 

 

Việc đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài sẽ càng “thiêng” vì linh vật sẽ tiếp thêm được nhiều “sinh khí”, “năng lượng tài lộc” trong ngày này. Điều này sẽ giúp Tỳ Hưu phát huy được sức mạnh tối đa, đem lại may mắn hơn cho gia chủ khi mang bên người. 

 

Ngoài ra, bên cạnh việc đặt linh vật phong thuỷ tài lộc lên bàn thờ Thần Tài, nhiều thường mua các vật phẩm tài lộc khác vào ngày Thần Tài để mang bên người như Nhện, Lu Thống, Đồng Điếu, Hoa Mẫu Đơn, vòng tay Thạch Anh Tóc Vàng… 

 

Bởi lẽ, nhiều người quan niệm rằng vật phẩm phong thuỷ vốn đã mang ý nghĩa về may mắn, thuận lợi. Nếu mua đúng vào ngày Thần Tài và mang bên người thì may mắn sẽ được “nhân đôi” cũng như gia chủ có thể “rước lộc, rước hên” vào nhà. 

 

Ngày nay, cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn với nhiều bộn bề lo toan. Vì vậy, không phải lúc nào gia chủ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị lễ vật và dọn dẹp tươm tất cho việc cúng vía Thần Tài. Hy vọng, với bài viết này của Liu sẽ hỗ trợ được nhiều cho bạn trong việc cúng vía Thần Tài vào đầu xuân năm mới.